Jujutsu Kaisen

Gần 40 năm trước, anh Hoài Hận ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau kết hôn với chị Trương T creation media tool

【creation media tool】Đời éo le của người đàn ông tên Hận

Gần 40 năm trước,ĐờiéolecủangườiđànôngtênHậcreation media tool anh Hoài Hận ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau kết hôn với chị Trương Tuyết Nhung. Thu nhập của gia đình đến từ vài sào ruộng cùng đầm nuôi tôm nhỏ, không dư giả nhưng đủ nuôi ba con ăn học.

Năm 2009 cậu bé con út tên Lâm Chí Vỹ chào đời với dị tật hở hàm ếch và được chẩn đoán chậm phát triển. Ngày nhận thông tin từ bác sĩ, cặp vợ chồng khi ấy đã ngoài 50 ngã khuỵu, lo mai này già yếu không thể chăm sóc con suốt đời.

"Nhưng tôi động viên vợ con dù không khôn ngoan nhưng tận tâm nuôi dạy cũng nên người, nỗi buồn cũng nguôi ngoai vài phần", anh Hận kể.

Năm con trai út được 5 tuổi, chị Nhung mắc bệnh nặng, thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà. Để có tiền chạy chữa cho vợ, trang trải cuộc sống, anh Hận bươn trải đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi tôm cho đến làm mướn.

Năm 2018, anh bất ngờ nhập viện sau lần xuất huyết não. Trận ốm nặng khiến người đàn ông khỏe mạnh giờ lúc nhớ lúc quên, không đủ sức khỏe đi làm. Từ ấy, kinh tế của gia đình phụ thuộc vào tiền cho thuê đầm tôm cùng khoản trợ cấp khuyết tật 540.000 đồng của con út. Hai con trai lớn đã đi làm nhưng thi thoảng mới gửi tiền phụ đỡ bố mẹ, bởi thu nhập thấp.

"Nhưng sóng gió nào đã qua. Tôi xuất viện được vài tháng thì vợ qua đời sau 5 năm ốm liệt giường", người đàn ông kể. Trước khi mất vợ liên tục dặn phải nuôi dạy Chí Vỹ nên người, dù khó khăn cũng không để con bỏ học giữa chừng.

Anh Lâm Hoài Hận cùng con trai Lâm Chí Vỹ tại nhà riêng ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, sáng 16/11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Lâm Hoài Hận cùng con trai Lâm Chí Vỹ tại nhà ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, sáng 16/11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giữa năm ngoái, Chí Vỹ đột nhiên kêu đau người, sốt cao nhiều ngày. Uống thuốc không đỡ, anh Hận đưa con xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau kiểm tra. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cậu bé 12 tuổi bị ung thư máu.

"Thằng bé sinh ra đã thiệt thòi, mới 10 tuổi đã mất mẹ, giờ lại phát hiện ung thư máu. Tôi giờ không thể mất con nên phải tìm mọi cách chạy chữa", anh Hận nói.

Từ người chỉ biết làm ruộng, nuôi tôm, chưa từng ra khỏi tỉnh, người đàn ông đầu hai thứ tóc lại một mình đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ở TP HCM bắt đầu cuộc chiến với ung thư.

Thời gian đầu mới vào thuốc cậu bé sụt 10 kg, cứ ăn là nôn, sau nằm bẹp một chỗ vì mệt. Sợ con không đủ sức điều trị, anh Hận thi thoảng mua hộp sữa, quả cam, mỗi ngày cố dành ra 15.000-20.000 đồng mua thịt, cá cho con tẩm bổ. Riêng phần mình, anh chỉ chờ cơm từ thiện hoặc ăn thừa của con, cho qua bữa. Đến tiền thuốc điều trị bệnh xuất huyết não anh cũng không dám mua, mặc những cơn đau đầu hạnh hạ.

"Mình thế nào cũng được, nhưng con ăn phải đủ chất, thuốc uống phải đúng giờ. Còn hết tiền tôi lại nghĩ cách", anh nói.

Ngoài một số khoản được bảo hiểm y tế hỗ trợ, chi phí ăn uống, tàu xe hay các xét nghiệm bên ngoài, anh Hận phải vay mượn họ hàng, làng xóm trong ấp. Bản thân anh đã mất sức lao động nhiều năm, con trai lớn 36 tuổi đã lập gia đình nhưng kinh tế khó khăn, con thứ 33 tuổi tuổi đang thất nghiệp, không dám nhờ vả.

Chỉ khi số tiền vay mượn vượt 80 triệu đồng nhưng phác đồ điều trị ung thư kéo dài hàng năm, anh Hận quyết định bán đầm tôm cùng mảnh ruộng được vài chục triệu đồng, thêm tiền chữa bệnh và trả nợ một phần. Toàn bộ kinh tế của gia đình nay trông chờ vào tiền trợ cấp của con út.

Căn nhà bếp đồng thời là nhà ở của ba bố con anh Hận ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, sáng 16/11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Căn nhà bếp đồng thời là nhà ở của ba bố con anh Hận ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, sáng 16/11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bệnh tình của Chí Vỹ tiến triển tốt sau hơn một năm điều trị, bố con anh Hận được xuất viện về nhà. Hiện mỗi tháng một lần, họ sẽ lên bệnh viện kiểm tra. Chi phí cho mỗi lần thăm khám khoảng ba triệu đồng.

"Số tiền ấy với gia đình tôi lại quá lớn. Nên cứ mỗi lần từ bệnh viện về tôi lại căn ke, gom góp sao cho đủ tiền để tháng sau vào viện", anh nói. Người đàn ông cũng đang tính phương án cầm cố ngôi nhà đang ở để cứu con.

Thấy anh Hận số vất vả, nhiều người trong ấp thường bảo "cái tên vận vào người", khuyên nên nhờ các con giúp đỡ, nhưng anh Hận từ chối. Anh nói con cái là do mình sinh ra nên bằng mọi cách phải chăm sóc, không đùn đẩy trách nhiệm. Bản thân anh cũng khẳng định chưa bao giờ oán trách cuộc đời hay cái tên cha mẹ đặt cho khiến số phận vất vả.

Về phần Chí Vỹ, từ ngày xuất viện, cậu bé vui vẻ hơn khi được gặp bạn bè và quay trở lại trường học lại lớp 3.

"Thằng bé tiếp thu chậm nhưng lại rất ham học, đặc biệt là môn Văn. Nhìn con vui vẻ tôi lại có động lực cố gắng, một thời gian nữa cũng phải tính cách đi làm thêm để có đồng ra đồng vào, bởi trận chiến với ung thư đâu phải vài ngày hay vài tuần", người đàn ông 64 tuổi nói.

Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.

Độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây

Quỳnh Nguyễn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap