Jujutsu Kaisen

Tại Nhật, kỳ thi tuyển sinh đại học gồm môn tiếng Nhật, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học khó

【khó】Nhật, Hàn cải tổ kỳ thi đại học

Tại Nhật,ậtHàncảitổkỳthiđạihọkhó kỳ thi tuyển sinh đại học gồm môn tiếng Nhật, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Kinh tế, Công dân) và Toán học. Từ tháng 1/2025, đất nước mặt trời mọc sẽ đưa thêm môn Thông tin I (Information 1) vào kỳ thi. Môn này bao gồm các kiến thức cơ bản về lập trình, mạng thông tin, truyền thông và cơ sở dữ liệu.

Động thái này nhằm hướng học sinh hiểu biết công nghệ cao hơn, giúp đáp ứng nhu cầu cao về kỹ năng máy tính.

Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhật Bản cho biết Thông tin I đã trở thành môn học bắt buộc ở bậc trung học kể từ năm 2022. Tính đến tháng 5 năm ngoái, khoảng 83% giáo viên khoa học thông tin tại các trường trung học công lập trên toàn quốc có chứng chỉ giảng dạy môn học này.

Ở Hàn Quốc, Bộ Giáo dục đề xuất tích hợp một số môn tự chọn trong kỳ thi tuyển sinh đại học (CSAT), hay còn gọi là Suneung kể từ năm 2028, để giảm áp lực cho thí sinh. Thí sinh sẽ thi môn tiếng Hàn, Toán, Khoa học xã hội, tự nhiên, Giáo dục nghề nghiệp, ít hơn 3 môn so với hiện nay. Điểm tính trên thang 1 đến 9.

Việc tích hợp nhằm tránh tình trạng các môn thi khác nhau có độ khó dễ khác nhau, tăng tính công bằng.

Cụ thể, hiện nay, ở bài thi Toán, thí sinh phải trải qua hai phần thi là câu hỏi chung và tự chọn. Theo thống kê, gần một nửa thí sinh tham dự kỳ thi sắp tới lựa chọn môn Giải tích do đây được xem là môn thi dễ ăn điểm hơn so với Xác suất thống kê hay Hình học.

"Rào cản giữa các môn học sẽ được xóa bỏ và học sinh sẽ được đánh giá một cách toàn diện nhằm khuyến khích tư duy phản biện về những khía cạnh tổng quát của Khoa học Tự nhiên và Xã hội", ông Lee Ju Ho, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc, cho hay.

Tương tự, các môn tự chọn như Nói và Viết, Ngôn ngữ và Phương tiện truyền thông sẽ được tích hợp trong bài thi tiếng Hàn.

Bộ cũng đề xuất tạo ra một môn Toán nâng cao gồm Giải tích 2 và Hình học cho kỳ thi để phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho các ngành công nghiệp tiên tiến.

Bộ trưởng Lee Ju Ho cho biết việc cải cách thi đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, trong một xã hội thay đổi nhanh chóng, giúp học sinh định hướng con đường sự nghiệp và phát triển thế mạnh của mình.

Học sinh nhận giấy tờ tùy thân trước kỳ thi đại học năm 2019 ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

Học sinh nhận giấy tờ tùy thân trước kỳ thi đại học năm 2019 ở Hàn Quốc. Ảnh:Yonhap

Các chuyên gia đánh giá việc Nhật Bản và Hàn Quốc đổi mới kỳ thi đại học phù hợp với xu thế toàn cầu.

"Không có gì ngạc nhiên khi Nhật Bản và Hàn Quốc đổi mới kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Đây là một phần của xu hướng toàn cầu, Trung Quốc đã thay đổi kỳ thi gaokao, chủ yếu là giảm trọng tâm vào tiếng Anh", Philip Altbach, giáo sư tại Đại học Boston, Mỹ, nhìn nhận.

Hiroshi Ota, giáo sư Đại học Hitotsubashi, Nhật Bản, cho biết những thay đổi cho thấy một thực tế rằng nếu chỉ dựa vào một hệ thống kiểm tra để quyết định thí sinh trúng tuyển đại học không còn phù hợp với hiện tại.

"Hệ thống kiểm tra đầu vào đại học này sẽ hạn chế quyền tự chủ của các đại học. Các đại học nên tự quyết định việc tuyển sinh của mình", ông nói, cho biết không có nhiều quốc gia tuyển sinh đại học thông qua một kỳ thi toàn quốc.

Ngược lại, nhiều người hoài nghi về những điều chỉnh của kỳ thi. Takuya Kimura, giáo sư trường Sư phạm thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản, e ngại mục tiêu tất cả học sinh học môn công nghệ thông tin khi kỳ thi thêm môn này.

"Sinh viên thường không quan tâm đến những gì họ không học trong kỳ thi, ngay cả khi vào đại học. Và khoảng cách giữa những sinh viên có đủ khả năng học các môn thông tin và những người không có khả năng sẽ ngày càng tăng", ông nói.

Giáo sư Altbach cho rằng những thay đổi luôn gây tranh cãi. "Đã có nhiều lời chỉ trích ở Mỹ về bài kiểm tra tuyển sinh đại học SAT và ACT, và hai chứng chỉ này trở thành bài kiểm tra không bắt buộc ở nhiều trường đại học hoặc thậm chí bị lược bỏ", ông ví dụ.

Ở Nhật Bản, trước mắt, một số trường như Đại học Hokkaido, Tokushima và Kagawa, dự kiến không tính môn Thông tin I vào tổng điểm của thí sinh khi xét tuyển đầu vào. Lý do được đưa ra là trong giai đoạn chuyển tiếp, trường không thể biết được xu hướng đề thi và độ khó của đề thường không ổn định.

"Đại học Tokushima có kế hoạch chấm điểm Thông tin I từ kỳ thi tuyển sinh năm 2027. Chúng tôi sẽ xem xét sau khi phân tích mức độ học tập thực tế của sinh viên mới", một quan chức tại Hokkaido cho biết.

Tại Hàn Quốc, Bộ Giáo dục dự kiến hoàn thiện nội dung cải cách Kỳ thi tuyển sinh đại học vào cuối năm nay, sau khi thảo luận thêm với Ủy ban giáo dục Quốc gia và các bên liên quan.

Cũng như Trung Quốc, kỳ thi đại học ở Nhật Bản và Hàn Quốc là kỳ thi quan trọng nhất với học sinh phổ thông. Tương lai của các em được cho là dựa chủ yếu vào những điểm số này: từ trường đại học cho đến công việc, thu nhập.

Doãn Hùng (Theo THE, Japantimes, Korea Joongang Daily)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap