Trả lời:
Ho thông thường do các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp tính như cảm cúm,ẳngcảnhbáobệnhgìthien ha bet cảm lạnh kéo dài 9-11 ngày, có thể đến ba tuần. Trong trường hợp này, ho có thể tự khỏi, người bệnh cần tránh ăn uống đồ lạnh, giữ ấm cổ và ngực. Bạn có thể sử dụng thêm một số thực phẩm giảm ho tự nhiên như hỗn hợp chanh, mật ong.
Ho kéo dài hơn ba tuần có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây.
Ung thư phổi:Có khoảng 70% người bệnh ung thư phổi có triệu chứng ho dai dẳng. Ho thường đi kèm triệu chứng như đau ngực, khó thở, thở khò khè, gầy sút cân, ho ra máu, biểu hiện rõ rệt hơn ở giai đoạn ung thư tiến triển.
Hen suyễn:Là tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây sưng phù nề, tăng tiết dịch nhầy, ho, khó thở. Ho thường xuất hiện vào nửa đêm và gần sáng, khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, lông động vật, hoạt động mạnh.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho, khạc đờm, khó thở mạn tính. COPD thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lào, sống và làm trong điều kiện môi trường ô nhiễm. Hiện chưa có thuốc điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát bệnh ổn định nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là tình trạng axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản, kích thích cổ họng gây ho. Đây là nguyên nhân khá thường gặp khi ho kéo dài. Người bệnh ho nhiều khi nằm hoặc vào lúc đói, có cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị.
Nhiều người nhầm tưởng ho do bệnh hô hấp nên điều trị không đúng, dẫn đến kéo dài dai dẳng. Ngược lại, ho nhiều cũng làm trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý.
Chảy dịch mũi sau: Chất nhầy tiết ra trong mũi, xoang chảy xuống phía sau cổ họng và kích hoạt phản xạ ho, thường gặp lúc người bệnh nằm xuống.
Dùng thuốc ức chế men chuyển ACE:Thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, có thể gây ho khan mạn tính.
Ho kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh, nhưng hầu hết các căn nguyên có thể điều trị. Bạn nên đến bác sĩ hô hấp khám sớm để được chẩn đoán. Tùy trường hợp, bác sĩ chỉ định cho bạn thực hiện một số thăm dò cận lâm sàng tìm nguyên nhân như chụp X-quang phổi, đo chức năng hô hấp, chụp cắt lớp vi tính phổi (nếu cần).
Ngoài đi khám, bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ đường hô hấp để ngăn ho nặng hơn như đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng thường xuyên, tiêm vaccine cúm, phế cầu để phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Thắm
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội